
Tổng Quan
Nghiên cứu khoa học (NCKH), nhất là NCKH theo hướng hội nhập quốc tế là hoạt động ngày càng có vai trò quan trọng đối với các cơ sở giáo dục đại học (GD ĐH). Trong những năm qua, đã có nhiều chính sách, sáng kiến cấp độ Chính phủ và cơ sơ sở GD ĐH nhằm thúc đẩy hoạt động NCKH tại các trường đại học trong cả nước như: việc ra đời và đi vào hoạt động của Quỹ NAFOSTED; việc đổi mới quy định đào tạo tiến sĩ; bổ nhiệm GS, PGS; việc thúc đẩy các nhóm nghiên cứu tại các trường ĐH; việc đổi mới quy định, quy chế thực hiện đề tài, dự án NCKH ….
Trong 2 lĩnh vực lớn là khoa học tự nhiên và công nghệ (KHTN&CN) và khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV) thì rõ ràng, lĩnh vực KHXH&NV ở nước ta có mức độ hội nhập quốc tế thấp hơn, thể hiện qua số lượng và chất lượng bài báo công bố trên các tạp chí quốc tế.
Trong bối cảnh đó, chương trình ERESSA được thiết kế nhằm đưa ra một giải pháp toàn diện nhằm giúp nâng cao năng lực nghiên cứu cho giảng viên, sinh viên thuộc khối ngành KHXH&NV thuộc tai các cơ sở GD ĐH trong cả nước bằng phương pháp kết hợp (giữa online và offline; giữa đào tạo và huấn luyện).
ERRESSA được phát triển dựa trên kinh nghiệm thành công của Chương trình Research Coach in Social Sciences, đã tổ chức đào tạo và huấn luyện cho gần 1000 giảng viên, sinh viên người Việt trong và ngoài nước; từ đó đã công bố hơn 100 bài báo trên các tạp chí Scopus, SSCI.
Hoạt động chính
Đối với giảng viên
- Đào tạo giảng viên KHXH&NV về các kiến thức, kỹ năng NCKH thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn.
- Huấn luyện nâng cao năng lực NCKH cho giảng viên KHXH&NV thông qua mô hình Nhóm nghiên cứu.
- Đào tạo giảng viên KHXH&NV để có thể tổ chức giảng dạy các môn về kiến thức, kỹ năng NCKH cho sinh viên; sử dụng chương trình đào tạo, giáo trình, bài giảng online do ERESSA cung cấp.
Đối với cơ sở giáo dục đại học
- Cung cấp nội dung chương trình đào tạo, giáo trình, bài giảng online về kiến thức, kỹ năng NCKH trong KHXH&NV.
- Tư vấn phân tích năng lực cạnh tranh về khoa học và xây dựng chiến lược phát triển hoạt động NCKH của cơ sở GD ĐH.
- Tư vấn, hỗ trợ thành lập các nhóm nghiên cứu liên ngành, liên đơn vị.
- Tư vấn xây dựng các văn bản chính sách, hướng dẫn quản lý hoạt động NCKH, đề tài, dự án, nghiên cứu, liêm chính-đạo đức học thuật ….
- Tư vấn, xây dựng, phát triển và nâng cấp tạp chí khoa học đạt các chỉ mục quốc tế.
Khóa học này dành cho
- Giảng viên, sinh viên đại học khối KHXH&NV
- Những người có nguyện vọng tìm kiếm học bổng du học, xa hơn là định cư ở nước ngoài.
- Năng lực tiếng Anh tương đương 6.0 IELTS trở lên.
Bạn sẽ đạt được gì từ khóa học này
- Giúp học viên có kiến thức và kỹ năng tự học;
- Giúp học viên có kiến thức và kỹ năng cơ bản trong nghiên cứu khoa học;
- Tạo nền tảng vững chắc cho học viên trước khi chính thức bước chân vào môi trường học ở các trường đại học trên thế giới;
- Góp phần nâng cao giá trị và tính cạnh tranh của hồ sơ xin học bổng của học viên.
- Có cơ hội trở thành tác giả (đồng tác giả) của một bài viết khoa học đăng trên trang web được Google Scholar chỉ mục.
- Các bài viết tốt của học viên có cơ hội phát triển thành bài báo khoa học đăng tại các nghị/tạp chí trong nước và quốc tế;
- Học viên được giảng viên viết thư giới thiệu khi xin nhập học và xin học bổng tại nước ngoài.
Tại sao Bạn nên chọn Edlab?
- Đội ngũ giảng viên tại Edlab Asia đều là những chuyên gia có kinh nghiệm đã và đang công tác tại các tổ chức nghiên cứu hàng đầu thế giới.
- Đội ngũ giảng viên đã công bố hơn 80 bài báo trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế.
- Chúng tôi đã đào tạo cho hơn 3,000 học viên, đến từ 150 trường Trung học phổ thông, 85 trường Đại học và Viện nghiên cứu trong và ngoài nước.
Đội ngũ giảng viên đồng hành cùng bạn
- Trưởng đại diện mạng lưới STAR Scholars Việt Nam
- Thành viên Hiệp hội Biên tập Khoa học Châu u EASE
- Sáng lập, Huấn luyện viên trưởng Chương trình Research Coach in Social Sciences
- Thành viên Ban biên tập các tạp chí: Journal of International Students, Humanities & Social Sciences Communications
- Hướng nghiên cứu: đổi mới giáo dục, chính sách khoa học.
- Tác giả, đồng tác giả gần 40 bài báo khoa học trên các tạp chí thuộc danh mục của ISI/Scopus
- +10 năm kinh nghiệm nghiên cứu, quản lý giáo dục
- Post-doc Fellow, Đại học Zurich, Thụy Sĩ
- Hướng nghiên cứu: di sản – văn hóa, nhân học, đổi mới sáng tạo
- Tác giả, đồng tác giả 10+ bài báo khoa học trên các tạp chí thuộc danh mục của ISI/Scopus
- Giảng viên Trường Đại học Công nghệ Việt – Hàn, Đại học Đà Nẵng
- Hướng nghiên cứu: chính sách công, hành chính công
- Tác giả, đồng tác giả gần 10 bài báo khoa học trên các tạp chí thuộc danh mục của ISI/Scopus
- Phó Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế và Kinh doanh Châu Á, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí đầu tiên thuộc lĩnh vực KHXH&NV của Việt Nam được ESCI chỉ mục
- Hướng nghiên cứu: tài chính hành vi, kinh tế hành vi
- Tác giả, đồng tác giả gần 60 bài báo khoa học trên các tạp chí thuộc danh mục của ISI/Scopus
- Thành viên, Huấn luyện viên Hiệp hội các nhà giáo dục toàn cầu NAFSA
- Thành viên Hiệp hội Biên tập Khoa học Châu Âu EASE
- Thành viên Ban biên tập các tạp chí: The Learning Organization, Journal of Comparative & International Higher Education
- Tác giả, đồng tác giả 14 bài báo khoa học trên các tạp chí thuộc danh mục của ISI/Scopus
- Forbes Việt Nam bình chọn là một trong 03 gương mặt dưới 30 tuổi nổi bật nhất trong lĩnh vực Giáo dục – Khoa học.
- Chứng chỉ Quản trị và Lãnh đạo nhà trường, Trường Sau đại học về Giáo dục Harvard
- Phó Tổng biên tập phụ trách, Tạp chí Giáo dục – Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Thành viên Hiệp hội Biên tập Khoa học Châu u EASE
- Hướng nghiên cứu: giáo dục toán học, đo lường khoa học
- Tác giả, đồng tác giả gần 20 bài báo khoa học trên các tạp chí thuộc danh mục của ISI/Scopus
Nội dung chương trình
Học phần I: Phương pháp nghiên cứu trong khoa học xã hội (Research methods in social sciences)
Mục tiêu | Cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng căn bản nhất của nghiên cứu trong KHXH (To provide basic knowledge and skills in social sciences for learners) |
Trình độ | Cơ bản (basic) |
Thời lượng | Offline: 15h trong 5 buổi học (15h in 5 sessions) Online: 15h trong 8 buổi học (15h in 8 sessions) |
Ngôn ngữ | Tài liệu: tiếng Anh; dạy và học: tiếng Việt (material: English; teaching and learning: Vietnamese) |
Học phần II: Đọc và viết trong KHXH (Academic Reading and Writing in Social Sciences)
Mục tiêu |
|
Trình độ | Nâng cao (advanced) |
Thời lượng |
|
Ngôn ngữ | Tài liệu: tiếng Anh; dạy và học: tiếng Việt (material: English; teaching and learning: Vietnamese) |
Học phần III: Kinh tế lượng và sử dụng SPSS (Econometrics and using of SPSS)
Mục tiêu | Cung cấp cho người học những kiến thức căn bản nhất của kinh tế lượng (to provide basic knowledge in econometrics for learners) Giúp người học có khả năng sử dụng các tính năng cơ bản của SPSS (to help learners to be able to use the key tools of SPSS software) |
Trình độ | Căn bản (Basic) |
Thời lượng | Offline: 15h trong 5 buổi học (15h in 5 sessions) 2h huấn luyện 1-1 (2h coaching 1-1) |
Ngôn ngữ | Tài liệu: tiếng Anh; dạy và học: tiếng Việt (material: English; teaching and learning: Vietnamese) |
Học phần IV: Sử dụng SPSS, AMOS để phân tích bảng hỏi bằng phương pháp SEM (Using SPSS, AMOS to analyze servey questionnaires with SEM)
Mục tiêu |
|
Trình độ | Nâng cao (advanced) |
Thời lượng | Offline: 15h trong 5 buổi học (15h in 5 sessions) 2h huấn luyện 1-1 (2h coaching 1-1) |
Ngôn ngữ | Tài liệu: tiếng Anh; dạy và học: tiếng Việt (material: English; teaching and learning: Vietnamese) |
Học phần V: Phương pháp nghiên cứu định tính cho các ngành Khoa học xã hội và Nhân văn (Qualitative methods in Social Sciences)
Mục tiêu |
|
Trình độ | Cơ bản (Basic) |
Thời lượng | Offline: 15h trong 5 buổi học (15h in 5 sessions) |
Ngôn ngữ | Tài liệu: tiếng Anh; dạy và học: tiếng Việt (material: English; teaching and learning: Vietnamese) |
Học phần VI: Phương pháp Delphi và AHP (Kết hợp giữa phỏng vấn chuyên gia Delphi và survey bảng hỏi AHP)
Mục tiêu |
|
Trình độ | Nâng cao (advanced) |
Thời lượng | Offline: 15h trong 5 buổi học (15h in 5 sessions) 2h huấn luyện 1-1 (2h coaching 1-1) |
Ngôn ngữ | Tài liệu: tiếng Anh; dạy và học: tiếng Việt (material: English; teaching and learning: Vietnamese) |
Học phần VII: Phương pháp Bibliometric Analysis
Mục tiêu | Giúp được người học nắm được các vấn đề cơ bản của phương pháp Bibliometrics; Giúp người học chạy được phần mềm VosViewer |
Trình độ | Cơ bản (basic) |
Thời lượng | 15h trong 5 buổi học (15h in 5 sessions) 2h huấn luyện 1-1 (2h coaching 1-1) |
Ngôn ngữ | Tài liệu: tiếng Anh; dạy và học: tiếng Việt (material: English; teaching and learning: Vietnamese) |