NHỮNG ƯU TIÊN TRONG PHÁT TRIỂN NGHIÊN CỨU HẬU ĐẠI DỊCH COVID 19 Ở CÁC NƯỚC CHÂU Á

Sự thay đổi trong ưu tiên nghiên cứu và chuẩn bị trong tương lai cho đại dịch và trong những trường hợp khẩn cấp cho tình trạng sức khỏe của con người đã trở thành những nội dung quan trọng trong kế hoạch ngân sách ở một số quốc gia Châu Á trong thời gian gần đây, cùng với dấu hiệu đó là sự đẩy mạnh công nghệ số hóa – nổi bật chính là bước chuyển sang việc giảng dạy trực tuyến và những hợp tác nghiên cứu trực tuyến. 

Tranh: Björn Öberg/Behance | CC BY-NC-ND 4.0

Theo nguồn thông tin của chính phủ Hàn Quốc vào tháng 1 vừa qua, Hàn Quốc sẽ chi trả 41.9 tỷ kwon (tương đương 37 triệu đô la Mỹ) để phát triển những phương pháp điều trị và vaccines chống lại chủng nhiễm mới của virus Corona như một phần của ngân sách khoa học cho năm nay ở Hàn Quốc. Tổng số tiền chi trả để phát triển những phương pháp và nghiên cứu trên là 5.8 nghìn tỷ kwon (tương đương 5.2 tỷ đô la Mỹ) – tăng 12% vào năm 2020 với trọng tâm về nghiên cứu cơ bản, cũng như các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo để thúc đẩy nền kinh tế đổi mới sáng tạo. 

Sự thay đổi trong tổ chức lại thứ tự ưu tiên về ngân quỹ chính phủ là bài học đã được rút ra từ những đại dịch trước, nổi bật là đại dịch SARS, và các hành động thích ứng chính là “kết quả của sự đầu tư lâu dài và vất vả vào những nghiên cứu cơ bản”. Và kết quả của những sự thay đổi đó đã được thể hiện trong lĩnh vực sản xuất của Hàn Quốc. Park Hyun-Wook, phó chủ tịch phụ trách nghiên cứu tại KAIST (Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc) cho biết: “Khả năng cạnh tranh mạnh mẽ của lĩnh vực sản xuất ở Hàn Quốc cũng đã dẫn đến thành công đối phó với đại dịch, kiểm soát sớm đại dịch.”

Đài Loan là quốc gia không đóng cửa nền kinh tế trong đại dịch COVID 19 vì đã kiểm soát tốt đại dịch COVID trong năm 2020. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Đài Loan đạt ngưỡng 2.98% vào năm 2020 – một trong các quốc gia Châu Á có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong năm đại dịch. Sự tăng trưởng kinh tế ở Đài Loan chủ yếu được thúc đẩy từ việc sản xuất và nghiên cứu về chất bán dẫn, hay còn được biết đến là những con chip điện tử được dùng trong các thiết bị kỹ thuật số. Ngoài ra, nhiều trường đại học ở Đài Loan vẫn tiếp tục những lớp học trực tiếp, và không nhiều hoạt động nghiên cứu bị gián đoạn vào năm 2020. Nhiều chuyên gia đang kỳ vọng một vài thay đổi trong sự ưu tiên nghiên cứu trong năm tiếp theo ngay cả khi ngân quỹ dành cho việc nghiên cứu của chính phủ Đài Loan không có sự gia tăng. 

Vào tháng 12 năm nay, chính phủ Singapore thông báo về sự gia tăng trong việc chi trả cho kế hoạch 5 năm của Singapore cho nghiên cứu, đổi mới và doanh nghiệp, hay còn được biết đến là RIE 2025, lên đến 25 tỷ đô la Sing (tương đương 18.75 tỷ đô la Mỹ) trong vòng 5 năm. Phản ứng với sự thay đổi này, hiệu trưởng trường đại học quốc gia Singapore (NUS), ông Tan Eng Chye cho biết: “Khi thủ tướng công bố về khoản tài trợ, con số này tăng 30% so với năm 2020 và có thể nói đây là sự gia tăng rất đáng kể. Hệ quả của sự gia tăng này sẽ giúp cho những trường đại học như chúng tôi có thêm nhiều hỗ trợ trong nghiên cứu hơn”. 

Sự gián đoạn trong nghiên cứu và những sáng kiến mới liên quan đến đại dịch COVID 19

Mặc dù có một vài yếu tố làm gián đoạn việc nghiên cứu bao gồm việc đóng cửa phòng thí nghiệm ở NUS vào năm ngoái, “phòng thí nghiệm đã được mở cửa trở lại và phần lớn các nhà nghiên cứu đã bắt kịp tiến độ nghiên cứu với sự hỗ trợ của quỹ RIE 2025,” theo thông tin từ ông Tan cung cấp.

Ở NUS, một vài nhà nghiên cứu đã bắt đầu chuyển hướng sang những nghiên cứu liên quan đến đại dịch COVID 19 song song với những nghiên cứu khác của họ, “và điều này sẽ tiếp diễn bởi chúng tôi cho rằng cuộc chiến chống đại dịch COVID 19 sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian dài hơn”, ông Tan cho biết. “Các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục với những nghiên cứu hiện tại hoặc họ sẽ làm song song cả hai, và chúng tôi đã cung cấp thêm cho họ những tài nguyên, công cụ phục vụ cho những nghiên cứu của họ”.

Chen Ming – Syan, phó hiệu trưởng tại trường đại học quốc gia Đài Loan (NTU) cho biết: “Chính phủ Đài Loan hỗ trợ thêm quỹ của chúng tôi để sinh viên có thể nghiên cứu tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến đại dịch”. 

Cụ thể, NTU kết hợp với bệnh viện đại học quốc gia Đài Loan đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Phòng chống Dịch bệnh NTU, được thành lập vào năm ngoái với ngân sách nghiên cứu khoảng 3 triệu đô la Mỹ một năm.

“Chúng tôi có môi trường, thiết bị và những chủ đề nghiên cứu mới, mọi hoạt động đều mới mẻ.” ông Chen giải thích. Nhưng ngoài ra, “để có thể nhìn rõ, chỉ rõ những vấn đề của đại dịch toàn cầu, NTU đã nhanh chóng tích hợp các hoạt động nghiên cứu đa ngành, phần lớn các hoạt động này được hỗ trợ bởi quỹ bổ sung của Bộ Khoa học và Công nghệ ở Đài Loan.”.

Ông Park đến từ KAIST cũng cho biết: “Chúng không nhận thấy nhiều sự biến đổi lớn trong danh mục nghiên cứu của chúng tôi từ khi đại dịch bùng phát, dù chúng tôi nhận thấy sự sụt giảm nhẹ trong các dự án nghiên cứu ngắn hạn hợp tác với doanh nghiệp.”

Tuy nhiên, viện khoa học và kỹ thuật Hàn Quốc đã khởi động sáng kiến “KAIST New Deal R&D” vào tháng 5 vừa rồi với số tiền hỗ trợ mới từ chính phủ Hàn Quốc – 33 triệu kwon (tương đương 27 triệu đô la Mỹ) cho giai đoạn 2020-2022. 

Park miêu tả về sáng kiến này nhằm mục đích tạo ra “hệ thống module mô hình phòng khám di động giảm thiểu dịch bệnh bao gồm mọi thứ từ phòng ngừa đến chẩn đoán điều trị.” Dự án có sự tham gia của hơn 50 giáo sư khoa học trong lĩnh vực y tế, sinh học, kỹ thuật và thiết kế công nghiệp tập trung vào công nghệ antivirus, quản lý dữ liệu lớn liên quan đến bệnh truyền nhiễm và nền tảng dịch vụ không tiếp xúc.”

Sáng kiến đã đưa ra những sáng chế mới như ICU bơm hơi (đơn vị chăm sóc đặc biệt) như một giải pháp cho vấn đề thiếu giường bệnh cho bệnh nhân COVID 19. 

Các lĩnh vực trọng tâm của R&D dài hạn

Một trong những chủ đề nghiên cứu của Singapore RIE 2025 là đối phó với những dịch bệnh mới có thể xuất hiện trong tương lai đồng thời tài trợ dành cho các nghiên cứu cơ bản sẽ được hỗ trợ để tạo sức mạnh cho nền kinh tế dựa trên tri thức và đổi mới và luôn dẫn đầu trong các nghiên cứu mang tính nâng cao. 

“Khoảng một phần ba của 25 tỷ đô la Singapore (tiền quỹ RIE 2025) được sử dụng cho tài trợ các nghiên cứu và chương trình phát triển tài năng cho các trường đại học và những chương trình này dành cho sinh viên theo học chương trình thạc sỹ và nghiên cứu sinh.” theo ông Tan từ NUS. Ông Tan cũng nói thêm: “Chúng tôi sẽ tuyển dụng rất nhiều để chuẩn bị sẵn sàng (cho tương lai), đặc biệt trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu có tính cạnh tranh toàn cầu” . 

Những lĩnh vực nghiên cứu này bao gồm trí tuệ nhân tạo và công nghệ lượng tử.” Điều này có nghĩa rằng định hướng nghiên cứu sẽ được mở rộng nhưng không nhất thiết phải có nhiều thay đổi. “RIE 2025 là lĩnh vực đã được tham vấn với các trường đại học và research ecosystem trong vòng hai năm (bắt đầu từ năm 2018) nên nó thực sự phù hợp với những gì chúng tôi chuẩn bị trong hai năm qua tại NUS.” – ông Tan giải thích. 

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng sẽ có những nghiên cứu về những vấn đề như sự chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. “Đã từng có vô số vấn đề, bắt đầu từ việc lấy đủ mẫu hóa chất để kiểm tra dấu hiệu của COVID 19, việc đủ số tăm bông phục vụ cho việc kiểm tra và liệu rằng các sáng chế cải tiến của chúng tôi có đủ nhạy và nhanh trong quá trình từ nghiên cứu đến đưa ra thị trường hay không. Làm cách nào mà chúng tôi có thể thực sự đẩy mạnh nâng cao quá trình này ?”- ông Tan cho biết. Một lĩnh vực nghiên cứu trọng tâm khác là giám sát sức khỏe khu vực. “Lĩnh vực này không thể chỉ nghiên cứu ở Singapore mà nó cần được nghiên cứu trong bối cảnh toàn Đông Nam Á và cách chúng tôi củng cố mạng lưới nghiên cứu về lĩnh vực này ở Đông Nam Á để đảm bảo rằng chúng tôi sẽ có những hệ thống giám sát tốt đối với đại dịch của các loại bệnh truyền nhiễm.”

Một nghiên cứu trụ cột khác của RIE 2025 là khả năng phục hồi chuỗi cung ứng và chuyển đổi vì hai yếu tố này có tác động lớn đến nền kinh tế ở Singapore và bị ảnh hưởng rất lớn từ đại dịch COVID 19 vừa qua. Theo ông Tan: “Sự hạn chế trong việc đi lại bằng máy bay và các phương tiện giao thông khác trong thời kỳ đại dịch đã khiến cho những chuỗi cung ứng này bị gián đoạn. Chuỗi cung ứng đang trải qua quá trình chuyển đổi. Chính vì vậy, việc nghiên cứu cách chúng ta giảm thiểu những gián đoạn bất ngờ trong chuỗi cung ứng là hết sức quan trọng vì Singapore là mắt xích trong mạng lưới chuỗi cung ứng toàn cầu. Chuỗi cung ứng không đơn giản chỉ là cung cấp thức ăn, các nguyên vật liệu sản xuất mà nó còn bao gồm cung ứng liên quan đến các bộ phận lắp ráp trên toàn thế giới, chính vì thế chuỗi cung ứng có ảnh hưởng lớn đến giao thương trên thế giới.”.

Một nền tảng nghiên cứu khác trong lĩnh vực RIE chính là nghiên cứu “không gian trắng”. Theo RIE 2020, cũng như RIE 2025, khoảng 15% quỹ RIE tức 4 tỷ đô la Singapore (tương đương 3 tỷ đô la Mỹ) được sử dụng để nghiên cứu về không gian trắng. Ông Tan cho biết: “Lý do mà nghiên cứu được gọi là ‘không gian trắng’ là vì lĩnh vực nghiên cứu này chưa được định nghĩa rõ ràng. Tuy nhiên môi trường thay đổi hết sức nhanh chóng nên trong vòng năm năm tới ‘không gian trắng’ sẽ cần thêm nhiều tiền để cho phép các hệ thống sinh thái nghiên cứu được tái cấu trúc một cách có kế hoạch. Trong 5 năm qua, các chương trình như vậy bao gồm trí tuệ nhân tạo (AI), kỹ thuật lượng tử và các ứng dụng lượng tử.

Trọng tâm nghiên cứu của R&D Hàn Quốc

Với vị thế là quốc gia có sự chuẩn bị tốt cho đại dịch SARS 2003 ở Châu Á, Hàn Quốc đã có kinh nghiệm trong việc thực hiện các biện pháp kiểm tra và kiểm soát mạnh mẽ, giữ cho số ca bệnh ở mức thấp vào năm ngoái trong những giai đoạn đầu của đại dịch COVID 19. Tuy nhiên ông Park tại KAIST cũng cho biết: “Hàn Quốc cần thêm những nghiên cứu trong lĩnh vực antivirus, chẩn đoán, điều trị và phòng chống bệnh truyền nhiễm, và quỹ nghiên cứu cho những lĩnh vực này đang dần tăng. Bên cạnh đó, chúng tôi tin rằng những công nghệ không tiếp xúc như thực tế ảo hay hội nghị trực tuyến cũng sẽ tiếp tục thu hút thêm nhiều nguồn đầu tư.” Ông Park cũng cho biêt thêm: “Ở KAIST, chúng tôi cũng hứng thú với những nghiên cứu trong các lĩnh vực hàng đầu như: công nghệ di động (mobility) , vật liệu mới, AI và y học sinh học. Những chủ đề nghiên cứu này đều được kết hợp với công nghệ AI deep learning mạnh mẽ và chúng tôi đang đầu tư khá nhiều vào những lĩnh vực nghiên cứu này. Ngoài ra, chúng tôi kỳ vọng rằng các công nghệ di động và robot mới được làm bằng vật liệu nano và việc nghiên cứu về độ chính xác về liều lượng trong các loại thuốc sinh học được sản xuất bởi máy móc sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. Các công nghệ di động và robot mới có thể giúp chúng ta giao tiếp với nhau và tiến hành công việc với nhau ở môi trường không tiếp xúc.”

“…việc đầu tư quá nhiều cho những lĩnh vực nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm trong thời buổi đại dịch này có thể gây ảnh hưởng trong dài hạn và việc cân đối kế hoạch chính sách R&D…”

Tuy nhiên, ông Park cũng cảnh bảo rằng việc quá chú tâm đến những nghiên cứu liên quan đến đại dịch có thể ảnh hưởng đến những nghiên cứu ở các lĩnh vực khác. Ông nói: “Tôi hết sức quan ngại về việc đầu tư quá nhiều cho những lĩnh vực nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm trong thời buổi đại dịch này có thể gây ảnh hưởng trong dài hạn và việc cân đối kế hoạch chính sách R&D. Tôi cũng khá lo lắng rằng những bất ổn trên thế giới trong tương lai cũng có thể dẫn đến việc sẽ có ít sự đầu tư hơn cho nghiên cứu cơ bản và công nghệ.”

R&D tại Đài Loan

Đầu tư cho các nghiên cứu cơ bản của chính phủ Đài Loan giảm đáng kể trước đại dịch (theo báo cáo số liệu được công bố bởi chính phủ trong năm ngoái, vốn đầu tư giảm khoảng 3.6% trong giai đoạn năm 2018-2019 so với năm trước ). Sự suy giảm này phần lớn đến từ việc cắt giảm ngân sách trong chi tiêu chính phủ và sự gia tăng đầu tư cho quỹ giáo dục. Thế nhưng, chi tiêu dành cho nghiên cứu cơ bản của Đài Loan tính theo tỷ trọng GDP được cho là cao theo tiêu chuẩn quốc tế, vào khoảng 3,36% tổng GDP hay hơn 20 tỷ đô la Mỹ hàng năm chi cho R&D, xếp sau Hàn Quốc là với tỷ trọng là 4,9% GDP. 

Tuy nhiên, vào năm ngoái, thủ tướng Đài Loan Su Tseng – chang cho biết việc Đài Loan kiểm soát vi rút Corona và khả năng duy trì tăng trưởng kinh tế là sản phẩm của công tác phòng chống dịch bệnh của Đài Loan mà theo ông là “được xây dựng trên dữ liệu lớn và ứng dụng công nghệ hiệu quả”.

Vào tháng tư, chính phủ Đài Loan cho biết khoảng 4 tỷ Đài tệ (tương đương 144 triệu đô la Mỹ) đã được nước này dự định sử dụng cho trung tâm phòng chống dịch bệnh mới ở Đài Bắc để tập trung cho nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm vaccines.

Ông Chen – phó hiệu trưởng trường đại học quốc gia Đài Loan cho biết bất chấp những tác động gây hạn chế cho cuộc sống và nghiên cứu ở đại học của đại dịch COVID 19, các trường đại học và các phòng thí nghiệm ở Đài Loan không bao giờ đóng cửa – “kể cả khi chúng tôi quay trở lại trạng thái bình thường trong năm nay hay năm sau, đó cũng sẽ là sự bình thường mới mẻ, không giống như thời điểm trước khi đại dịch bùng nổ. Vì thế, đây là thời điểm phù hợp để hướng đến những môi trường mới và thay đổi các chủ đề nghiên cứu.” NTU đã thành lập một số trung tâm nghiên cứu mới bằng vốn được hỗ trợ của Bộ Giáo dục và Bộ Khoa học và Công nghệ tài trợ, những trung tâm này phản ánh thế mạnh nghiên cứu của NTU. Những trung tâm này gồm: Gen và Y học chính xác, khoa học về sức khỏe dân cư chính xác, trí tuệ nhân tạo và người máy tiên tiến, khoa học và công nghệ về nguyên vật liệu xanh và khoa học tích hợp vì sự bền vững.

Ngoài ra, ông Chen cũng nói thêm: “Theo quan điểm của tôi, đại dịch COVID 19 đã thúc đẩy tiến độ nghiên cứu về số hóa cho các hoạt động của con người trước 30 năm cùng một lúc. Các lĩnh vực mới nổi bao gồm những lĩnh vực cần thiết cho tự động hóa trong đại dịch, chẳng hạn như AI, tầm nhìn máy tính, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, cũng như nghiên cứu và công nghệ liên quan đến y tế.”

Minh Khuê dịch

Nguồn

Yojana Sharma. (March 06, 2021). New and strengthened research priorities post-pandemic. University World News. https://www.universityworldnews.com/post.php?story=20210304105937958 

Leave A Comment