TÍNH “XÁC ĐÁNG” CỦA CHỈ SỐ ẢNH HƯỞNG BỊ ĐẶT DẤU HỎI LỚN DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19

Một bài phân tích đã làm dấy lên câu hỏi về tính xác đáng của chỉ số ảnh hưởng tạp chí (Journal Impact Factor – JIF) trong đánh giá nghiên cứu. Nó chỉ ra rằng số lượng nghiên cứu đổ về ồ ạt dưới tác động của dịch Covid-19 có thể khiến độ tin cậy của JIF trở nên lệch lạc.  

Minh họa: Yukai Du/Behance | CC BY-NC-ND 4.0

Theo một nghiên cứu so sánh các mẫu trích dẫn trước và trong đại dịch, 2 tạp chí y học tổng hợp lớn có thể tăng gấp đôi JIF – thước đo số trích dẫn trung bình các bài báo trong một tạp chí cụ thể – do các nghiên cứu về Covid được trích dẫn nhiều lần.     

Nghiên cứu trên Scientometrics dự đoán, các tạp chí chuyên ngành trong các lĩnh vực liên quan đến Covid như nghiên cứu virus cũng sẽ ghi nhận mức tăng JIF lớn. 

Việc sử dụng JIF để đánh giá nghiên cứu đã nhận được nhiều phản ứng trái chiều suốt 1 thập kỷ qua do các bài báo có lượng trích dẫn cao có thể ảnh hướng đến chỉ số này. 

Đây cũng là trọng tâm của Tuyên bố San Francisco về Đánh giá nghiên cứu (Dora) năm 2012, cho rằng JIF không nên được sử dụng như một thước đo “đánh giá đóng góp của một nhà khoa học độc lập, hoặc trong quyết định tuyển dụng, thăng chức hoặc tài trợ”. 

Trong một bài báo về ảnh hưởng của Covid-19, Yves Fassin, giáo sư ngành đổi mới và khởi nghiệp đại học Ghent, đã làm rõ cách một bài báo về Covid năm 2020 đạt số lượng trích dẫn lớn nhất – xấp xỉ 9.000, trong khi con số này chỉ dừng lại ở khoảng 1.500 đối với một bài báo về ung thư. 

“Bài báo về ung thư được trích dẫn nhiều nhất nhận thứ hạng 1.250 trong bảng xếp hạng các bài báo ung thư mọi thời đại”, nghiên cứu ghi, trong khi bài báo về Covid với lượng trích dẫn lớn nhất kia xếp hạng 30. 

Trong một bài báo trong Tạp chí Y khoa New England (NEJM), chỉ có 8 bài báo thu được hơn 250 trích dẫn trong năm đầu tiên sau công bố trong khoảng từ 2015 đến 2019, trong khi có tới 27 bài báo đã vượt qua ngưỡng này chỉ trong năm 2020. Tất cả chúng đều viết về Covid. 

Theo Journal of Viroloogy (JMV), số lượng trích dẫn “thậm chí còn ấn tượng hơn” đối với ấn phẩm đặc biệt. Cho tới năm 2019, không bài nghiên cứu nào trên tạp chí này nhận được trên 26 trích dẫn trong năm đầu tiên sau khi xuất bản. Tới năm 2020, có 40 bài chạm tới mốc hơn 50 trích dẫn và một bài đạt được tới hơn 550. 

Giáo sư Fassin tiếp tục chỉ ra cách “2 trong số các tạp chí danh tiếng nhất” khi nhắc tới JIF: NEJMLancet có thể tăng gấp đôi JIF của chúng trong vòng vài năm tới nhờ các nghiên cứu về Covid – “một hiện tượng chưa từng có trong lịch sử trắc lựợng học”. 

JIF của các tạp chí danh tiếng khác nhưng đa ngành như Science and Nature dường như không chịu ảnh hưởng nhiều như vậy, bởi chúng sở hữu “lượng bài báo lớn và rộng ở đa dạng các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau”. 

Bài báo nhắc lại, “chỉ số ảnh hưởng tạp chí ‘chịu’ tác động lớn nhờ một số lượng nhỏ các bài nghiên cứu có lượng trích dẫn lớn” và “đó cũng chính xác là điều đang xảy ra do số lượng các bài báo về Covid-19 quá lớn”.

Nghiên cứu này cũng giúp củng cố chỉ trích của các học giả trắc lượng học về việc sử dụng JIF của tạp chí trong việc đánh giá các nhà nghiên cứu cá nhân.

Nó chỉ ra, “nhiều bài báo về Covid-19 đăng trên NEJM hay JMV không có trích dẫn, nên không tạo được ảnh hưởng cho dù chỉ số ảnh hưởng của tạp chí tăng mạnh”. Tuy nhiên, tác giả của những nghiên cứu này vẫn có thể thu được lợi nhuận nếu JIF được sử dụng để đánh giá nghiên cứu của họ. 

Minh Trang dịch

Simon Baker. (2021, August 21). ‘Validity’ of journal impact factor highlighted by Covid effect. Times Higher Education

Leave A Comment