Tổng quan khảo sát ý định rời đi của các giáo viên nước ngoài đang giảng dạy tại các nước Đông Nam Á do ảnh hưởng của dịch COVID-19

 Tạ Ngọc Thúy tổng hợp

Dịch COVID-19 đã gây ra hậu quả nặng nề cho nền giáo dục, khi hàng tỉ học sinh và sinh viên trên thế giới phải nghỉ học kéo dài. Một số các hoạt động học thuật được diễn ra trực tuyến thay vì trực tiếp như thường lệ (Vuong, 2020). Tuy nhiên, việc đóng cửa trường học có tác động tiêu cực đáng kể đến thói quen học tập của học sinh (Tran et al., 2020; Hoang et al., 2020a) cũng như đời sống tinh thần và vật chất của giáo viên (Vu et al., 2020a; Vu et al., 2020b). Tình trạng nhiều giáo viên bỗng chốc thất nghiệp và phải tạm bỏ nghề để đủ mưu sinh hàng ngày ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng nguồn nhân lực trong cả ngắn hạn và dài hạn (Rosenholtz, 1986; Loeb et al., 2012). Không chỉ giáo viên trong nước, những giáo viên nước ngoài cũng rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan khi vừa không thể về nước vừa không thể kịp xoay sở một công việc khác tại một đất nước khác biệt về cả văn hóa và lối sống (Borman and Dowling, 2008). Việc cùng một lúc đảm bảo đời sống cho hầu hết các ngành nghề dường như là một gánh nặng cho chính phủ vì những vấn đề liên quan đến chảy máu chất xám sẽ tăng lên đáng kể nếu như người dân không nhận thấy những chính sách mà chính phủ đưa ra là không phù hợp (Hoang et al., 2020b)

Trong bản tổng quan khảo sát này, chúng tôi đã làm rõ trường hợp của 18,000 giáo viên nước ngoài bằng cách tiến hành một cuộc khảo sát trực tuyến từ trang mạng xã hội International Baccalaureate trên Facebook, từ ngày 04 đến ngày 11 tháng 4 năm 2020. Bảng khảo sát thu về 307 kết quả, chủ yếu từ các giáo viên nước ngoài đang giảng dạy tại 5 quốc gia Singapore, Thaí Lan, Việt Nam, Philippines và Indonesia.

Bộ dữ liệu này xoay quanh bốn trụ cột chính: (i) Thông tin cơ bản của người trả lời; (ii) Nhận thức của các giáo viên nước ngoài trước những chính sách của quốc gia, khu vực và trường học trước tình hình dịch bệnh; (iii) Mức độ tương tác của các giáo viên nước ngoài trong cộng đồng các giáo viên nước ngoài, bạn bè và gia đình trong thời gian dịch bệnh diễn ra; và (iv) Ý định rời sang giảng dạy tại nước khác.

Dưới đây là các bảng mô tả chính mà chúng tôi đã sử dụng (đã được lưu trữ trên kho dữ liệu Havard Dataverse) (Hoang, 2020).

Hình 1: Số lượng giáo viên nước ngoài đang giảng dạy tại các quốc gia
Hình 2: Ý định rời khỏi đất nước đang giảng dạy do dịch COVID-19
Hình 3: Trong dịch COVID-19 giáo viên cảm thấy gắn kết và được khích lệ bởi cộng đồng địa phương
Hình 4: Chính sách và quy định của nhà trường mang nhiều tính hỗ trợ giáo viên nước ngoài trong mùa dịch COVID-19

Tài liệu tham khảo

Borman, G. D., & Dowling, N. M. (2008). Teacher attrition and retention: A meta-analytic and narrative review of the research. Review of educational research, 78(3), 367-409.

Hoang, Anh-Duc, 2020, “Survey on ex-pat teachers’ intention to leave due to COVID-19”, [dataset] https://doi.org/10.7910/DVN/ZB2DNH, Harvard Dataverse,

Hoang, A. D., Ta, N. T., Nguyen, Y. C., Hoang, C. K., Nguyen, T. T., Pham, H. H., … & Dinh, V. H. (2020a). Dataset of Ex-pat Teachers in Southeast Asia’s Intention to Leave due to the COVID-19 pandemic. Data in Brief, 105913. https://doi.org/10.1016/j.dib.2020.105913

Hoang, A. D., Nguyen, Y. C., Dinh, V. H., & Pham, H. H. (2020b). Dataset of Vietnamese Student’s Learning Habit during School Closure due to COVID-19 Pandemic. Mendeley Data http://dx.doi.org/10.17632/2pzvmnb2km.3

Loeb, S., Kalogrides, D., & Béteille, T. (2012). Effective schools: Teacher hiring, assignment, development, and retention. Education Finance and Policy, 7(3), 269-304.

Rosenholtz, S. J. (1986). Organizational determinants of teacher commitment. In annual convention of the American Educational Research Association.

Tran, T., Hoang, A. D., Nguyen, Y. C., Nguyen, L. C., Ta, N. T., Pham, Q. H., Pham, C. X., Le, Q. A., Dinh, V. H., Nguyen, T. T. (2020). Toward Sustainable Learning during School Suspension: Socioeconomic, Occupational Aspirations, and Learning Behavior of Vietnamese Students during COVID-19. Sustainability, 12(10):4195. https://doi.org/10.3390/su12104195

Vuong, Q. H. (2020). Reform retractions to make them more transparent. Nature582(7811), 149-149.

Vu, C. T., Hoang, A. D., Than, V. Q., Nguyen, M. T., Dinh, V. H., Le, Q. A. T., … & Nguyen, Y. C. (2020a). Dataset of Vietnamese teachers’ perspectives and perceived support during the COVID-19 pandemic. Data in Brief, 105788.

Vu, C. T., Hoang, A. D., Than, V. Q., Nguyen, M. T., Dinh, V. H., Le, Q. A. T., … & Nguyen, Y. C. (2020b). Survey on Vietnamese teachers’ perspectives and perceived support during COVID-19 [dataset] https://doi.org/10.7910/DVN/FOCPKH, Harvard Dataverse, V1.

Leave A Comment